Kinh Doanh Như Một Cuộc Chơi – Richard Branson – ATPbook.vn
Kinh Doanh Như Một Cuộc Chơi – Richard Branson- một doanh nhân vui vẻ, phóng khoáng và khác biệt.“Làm những gì mình thích, hãy đổi mới và tạo ra khác biệt ”quyển sách đang khẳng định những gì mà một công ty vĩ đại phải có, khơi dậy lòng tự hào về công ty của nhân viên, mang lại sự hài lòng cho khách hàng, gầy dựng những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp,..Cuốn sách là kinh nghiệm, là tư tưởng phóng khoáng của một doanh nhân thực thụ. Truyền động lực mạnh mẽ cho những người đã và sẽ là nhà bán hàng.
Kinh Doanh Như Một Cuộc Chơi – Richard Branson
cuốn sách là chọn lọc những lời khuyên được cho là hữu ích của Sir Richard Branson – Chủ tịch tập đoàn Virgin. thực tế mình đón nhận quyển sách khi có nhiều luống ý kiến trái chiều về nó. có người tưởng thưởng, có người cho nó chỉ là những câu chuyện vui vẻ của một kẻ may mắn – không hơn không kém trong bán hàng, có người thậm chí cho nó là vớ vẩn và đó chỉ là quyển sách quảng bá cho bản thân và công ty “ông ta” không hơn không kém.
Như vừa mới nói ở trên, cuốn sách là chọn lọc những lơi khuyên của Richard Branson dành cho mọi người trong việc mở và phát triển doanh nghiệp. Trong đó bao gồm các triết lí độc đáo về cập nhật công ty khởi nghiệp, cập nhật các công ty con, cập nhật đa lĩnh vực, cập nhật nhân sự – gắn kết nội bộ và đặc biệt là quan hệ với đối tuợng. Qua đó ta đủ nội lực rút ra được những luận điểm chính trong tư tưởng phát triển doanh nghiệp của Richard Branson như:
- Hãy làm những gì bạn thích, nếu không thích thì đừng làm.
- Hãy đổi mới, và xây dựng những thứ khác biệt.
- Vui vẻ trong sold, đó là công cụ good.
- phát triển những doanh nghiệp nhỏ để tạo sự kết nối.
- Trao quyền cho nhân viên, biến họ thành những người làm chủ.
- đối tuợng cần được đáp ứng hơn cả những thứ họ cần.
- khách hàng cần kíp, nhưng nhân viên của bạn còn quan trọng hơn.
- Luật lệ là để xem qua, k phải để tuân thủ.
quyển sách hữu ích nhưng cũng là một thử thách trong việc áp dụng những triết lí của nó trong việc gầy dựng doanh nghiệp Việt Nam do sự không giống biệt về văn hoá và con người. Nhưng không sao, những gì chúng ta nhận được từ một doanh nhân thành công như vậy cũng là quá đủ.
Trích đoạn sách hay
Triết lý kinh doanh – Năm câu hỏi nhanh
Tôi nghĩ rằng việc trả lời thêm một vài câu hỏi thú vị nữa từng được đặt ra trong các chuyến đi của tôi sẽ rất hữu ích.
1. Lời khuyên tốt nhất ông từng nhận được là gì?
Có ba “viên đá quý” xuất hiện trong đầu tôi. Đầu tiên là viên đá Kiên trì tôi nhận được từ mẹ tôi, Eve, người luôn dạy tôi không bao giờ được nhìn lại trong hối tiếc mà phải bước tiếp. Lượng thời gian mà mọi người lãng phí vào việc đắm chìm trong những thất bại thay vì dành nguồn năng lượng đó vào dự án tiếp theo luôn khiến tôi kinh ngạc. Mẹ cũng khuyên tôi không nên chỉ trích người khác công khai. Nếu nghe tôi nói xấu ai, bà sẽ bắt tôi đứng trước gương năm phút và nhìn thẳng vào bản thân. Lý do ư? Mọi lời chỉ trích đều là hình ảnh phản chiếu phần xấu xí trong chính con người tôi.
Trong những năm 1980, ngài Freddie Laker, ông trùm ngành hàng không Anh quốc, đã khuyên tôi nên thành lập hãng hàng không của riêng mình. Ông nói với tôi hai điều quan trọng: “Cậu sẽ không bao giờ có đủ tiềm lực quảng cáo để chiếm lĩnh được thị phần của British Airways. Cậu phải ra ngoài đó và ‘tự bán mình’. Hãy biến mình thành một thằng ngốc bằng bất cứ giá nào, nếu không, cậu đừng mong sống sót.” Ông cũng nói đầy ẩn ý rằng: “Hãy đảm bảo cậu sẽ xuất hiện trên trang nhất thay vì trang chót.” Tôi đã làm theo lời khuyên ấy kể từ đó. Tôi xuất hiện ở khắp nơi và tự biến mình thành thằng ngốc không dưới hai lần!
2. Lời khuyên tồi nhất?
Tôi sẽ không bao giờ tiết lộ điều đó để tránh làm người đưa ra nó phải xấu hổ, nhưng họ biết mình là ai! Nghe này, có nhiều cách đưa ra lời khuyên. Tôi không bao giờ chỉ hỏi lời khuyên từ một người mà tin rằng hỏi càng nhiều người càng tốt. Mỗi người có một quan điểm riêng. Bằng cách hỏi ý kiến nhiều người, bạn sẽ có được nhiều góc nhìn và có thể cân nhắc tất cả. Với cách làm này, bạn sẽ không bao giờ chỉ xét đến quan điểm của một người, vì thế sẽ không bao giờ có một lời khuyên nào thực sự tồi.
3. Ông sẽ khuyên các doanh nhân trẻ điều gì về khởi nghiệp?
Các bạn hãy nhớ rằng không thể điều hành một doanh nghiệp nếu không chấp nhận rủi ro. Virgin sẽ không có được thành quả như ngày nay nếu chúng tôi không dám đương đầu với rủi ro suốt dọc hành trình. Bạn phải tin tưởng tuyệt đối những việc bạn đang làm. Dốc toàn lực và sẵn sàng hứng chịu vài cú đánh trời giáng trên đường đi. Nếu bạn lao vào một việc gì đó nhưng vẫn nơm nớp lo thất bại thì 90% là nó sẽ thất bại.
Quan trọng nhất, các bạn cần nhớ rằng “làm là phải vui”. Điều đó giúp bạn và các đồng nghiệp luôn nhiệt huyết và có động lực. Một trong những câu nói ưa thích nhất của tôi (tôi tin rằng nó cũng có thể là một trong những câu nói ưa thích nhất của bạn) đã tóm lại điều này như sau: “Người dũng cảm có thể không sống mãi – nhưng kẻ quá thận trọng thì chỉ tồn tại mà thôi!”
4. Ông đã rất thành công nhưng cũng thất bại không ít trong sự nghiệp của mình. Ông học được gì từ chúng?
Lần đầu tiên tôi xỏ chân vào đôi giày trượt tuyết, người hướng dẫn đã bảo tôi, “Nếu không chuẩn bị tâm lý ngã nhiều lần, anh sẽ không bao giờ trượt tuyết giỏi.” Nguyên tắc tương tự cũng đúng với một doanh nhân. Bạn phải học nhanh được rằng không có thứ gì gọi là thất bại hoàn toàn.
Khi nhìn lại lịch sử của Virgin, khả năng thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi đã giúp chúng tôi hạn chế thất bại. Bạn phải nhanh chóng chấp nhận rằng có thứ gì đó đang không ổn và bạn hoặc phải thay đổi chiến thuật hoặc phải đóng cửa doanh nghiệp. Chúng tôi điều hành các công ty theo cách rất tinh gọn với rất ít các luật lệ và nói không với hệ thống cấp bậc. Chúng tôi lúc nào cũng đưa ra và thực hiện các quyết định rất nhanh – luôn là trước khi các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi tổ chức cuộc họp thứ năm về cùng một vấn đề – dựa trên phương châm “Mặc kệ nó, làm tới đi”.
Dù tin vào việc chấp nhận rủi ro, nhưng tôi cũng không thể bỏ qua “giới hạn thiệt hại”. Điều này có nghĩa là dự đoán trước tất cả những gì có thể đi sai hướng và bảo đảm rằng bạn đã tính đến mọi tình huống có thể xảy ra. Chúng tôi đã từng đứng trên bờ vực của sự thất bại rất nhiều lần và phần lớn các doanh nhân đích thực đều như vậy. Chúng tôi suýt trượt ngã khi Virgin mới được thành lập và một lần nữa “sém chết” vào đầu những năm 1980. Tương tự vậy, đã hơn một lần tôi nghĩ đến việc quyên sinh khi không thể lập được kỷ lục thế giới về bơi thuyền hoặc lái khinh khí cầu. Nhưng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa việc lên kế hoạch và duyên may, cả Virgin và tôi vẫn còn đây.
5. Ông có hối hận vì bất kỳ điều gì không?
Luôn có những thứ trong đời khiến chúng ta hối tiếc và tôi cũng không phải ngoại lệ, đó là những quyết định kinh doanh sai lầm mà tôi đã đưa ra nhưng tôi không day dứt mãi. Tôi còn phải đi tiếp, còn phải hướng đến những điều tốt đẹp hơn.
Có một cơ hội bị bỏ lỡ mà đến nay vẫn còn gây tiếc nuối là thất bại của chúng tôi trong việc giành được quyền điều hành chương trình xổ số quốc gia của Anh. Chúng tôi đưa ra ý tưởng chạy một chương trình trò chơi phi lợi nhuận và toàn bộ số tiền thu được sẽ được chi cho các hoạt động vì mục đích tốt đẹp. Dù chúng tôi đã được trao giấy phép nhưng nhà Camelot, bên đang nắm quyền điều hành, đã khôn ngoan viện đến tòa án để trì hoãn quá trình thực thi và cuối cùng, Ủy ban đã trao chiếc chìa khóa ngược trở lại cho họ thay vì đối mặt với viễn cảnh sẽ không có chương trình xổ số trong vài tuần do chờ tòa án làm rõ vụ việc.
Sau đó, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình và Virgin Unite, tổ chức từ thiện của chúng tôi, đã ra đời, hoạt động như một chất xúc tác nhằm giúp đỡ những người khác và khuyến khích các công ty của chúng tôi chung sức. Unite đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chúng tôi khởi động các dự án The Elders và Cacbon War Room5, những sáng kiến hướng đến việc giải quyết xung đột và giúp đỡ con người chiến đấu với biến đổi khí hậu.
Và cuối cùng, tôi thường được hỏi: Ông có phải là con người của thói quen không?
Ồ vâng, cũng có một vài, nhưng chắc chắn tôi không định viết chúng ra. Tuy nhiên, tôi đoán rằng việc liên tục thành lập các doanh nghiệp có thể được coi là một thói quen khá lớn đấy!
Tổng kết
Một cuốn sách hay và bổ ích mang đến những chân trời kiến thức mới và lan truyền cảm hứng. Chần chờ gì nữa hãy đóc nó ngay đi nào!