Văn phòng phẩm là những mặt hàng thông dụng không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên và các công ty nên đây là cơ hội lớn cho bất kỳ ai muốn tham gia thị trường này. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công thì chúng ta cần trang bị kiến thức đủ về lĩnh vực đó. Bài viết chia sẻ các sai lầm cần tránh khi mở cửa hàng văn phòng phẩm dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo những kinh nghiệm được đúc kết bởi những người đi trước, cùng ATPBook tìm hiểu kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm nhé.
1. Vị trí
Sai lầm thứ nhất khi mở văn phòng phẩm là chọn vị trí ở xa khu dân cư, lượng giao thông qua lại ít. Không tính toán vị trí đặt văn phòng phẩm là điều hết sức sai lầm cho những người mới bắt đầu kinh doanh. Kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm hiệu quả nhất cho người ở giai đoạn đầu chính là lựa chọn một mặt bằng phù hợp.
Đối với những ai định kinh doanh văn phòng phẩm online thì có thể chưa cần quan tâm lắm đến việc nghiên cứu về địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm. Tuy nhiên, về lâu dài thì chắc chắn bạn cũng nên mở cửa hàng offline để khách hàng có thể đến tận nơi xem và lựa chọn nhiều mặt hàng hơn.

Khi bắt đầu lựa chọn địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm thì nên xem xét đến các điều kiện như nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty,… sẽ là lợi thế. Nếu xác định kinh doanh hướng tới các bạn học sinh thì lựa chọn mặt bằng ở gần trường học lại chính là yếu tố hút khách tuyệt đối. Nhưng nếu bạn hướng tới việc kinh doanh các sản phẩm thiên về văn phòng thì địa điểm không còn là yếu tố hàng đầu nữa.
Tuy nhiên nếu gần các văn phòng, công ty thì lại càng tốt. Vị trí nên gần mặt đường, rộng rãi, phô bày được hết mặt hàng cần thiết để thu hút khách hàng (cái này còn tùy thuộc vào ngân sách của bạn). Cần phải có diện tích rộng rãi để giữ xe, nếu nằm đối diện trường học hoặc ngay trung tâm dân cư hoặc gần các công ty thì càng tốt.
2. Trả tiền hàng trước cho nhà cung cấp
Có thể ban đầu bạn đang có vốn ít và cần phải tích lũy cũng như xoay vòng liên tục để tái đầu tư vào việc nhập hàng hóa thì bạn chắc chắn phải cân nhắc kỹ lưỡng cho số vốn mình bỏ ra. Đây là điều mà ít ai sẵn sàng chia sẻ với bạn. Khi mới mở cửa hàng văn phòng phẩm thì bạn cần phải nhập rất nhiều mặt hàng, bạn nghĩ ngay đến việc mình cần có vốn lớn để nhập hàng, bạn cần một khoản tiền lớn để chi trả tiền hàng ngay từ ban đầu.
Tuy nhiên, với sản phẩm là văn phòng phẩm này bạn hoàn toàn có thể nhập hàng trước và thanh toán công nợ sau. Các chiêu trò của nhà cung cấp là luôn muốn mình trả tiền cho họ trước, như là thanh toán trước để được nhập hàng với giá tốt hơn so với trả tiền sau. Nhưng tốt nhất là chúng ta nên thương lượng với nhà cung cấp để có thể thanh toán dạng công nợ, với kiểu thanh toán này mình sẽ chủ động xoay vòng vốn và nhập được nhiều sản phẩm hơn cho cửa hàng.
Hãy yên tâm vì đội ngũ nhân viên thị trường của các nhà cung cấp hay nhãn hàng lớn luôn sẵn sàng phục vụ cửa hàng đại lý của họ.
3. Hàng tồn kho – kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm
Kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm thì vấn đề hàng tồn kho là điều sẽ xảy ra nhưng diện tích cửa hàng và kho hàng của bạn có hạn không thể để số lượng lớn hàng hóa được, bên cạnh đó là tiền vốn đang nằm ở đây rất nhiều. Vì vậy, bạn chỉ nên nhập hàng với số lượng vừa phải và đừng lo lắng về việc sẽ thiếu hàng.
Nguồn hàng ngày càng đa dạng, cùng với đó các nhà cung cấp sẽ đến chào hàng liên tục, bạn không phải lo đến việc thiếu hàng. Kinh nghiệm thực tế là các nhà cung cấp sẽ dùng đến “chiêu trò” hàng đang khan hiếm và yêu cầu mình phải nhập hàng ngay lập tức. Với những người mới mở cửa hàng sẽ cảm thấy lo lắng, còn khi bạn có đủ kinh nghiệm thì sẽ không dễ mắc phải những chiêu trò này nữa.
4. Không xác định khách hàng mục tiêu cụ thể
Sai lầm thứ 4 khi mới mở cửa hàng văn phòng phẩm là nhập quá nhiều mặt hàng mà không xác định ngay từ đầu tệp khách hàng mục tiêu của mình là ai. Mọi người thường nghĩ mở cửa hàng bán văn phong phẩm là bán cho tất cả mọi người. Ai cũng có nhu cầu dùng bút, giấy… Đó là sai lầm. Đối tượng khách hàng khác nhau thì hành vi sử dụng các văn phòng phẩm cũng khác nhau.
Bạn cần khoanh vùng khách hàng mục tiêu để chọn sản phẩm đúng nhu cầu của khách hàng, càng rõ ràng chi tiết càng tốt. Bạn muốn mở cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ chuyên bán lẻ cho khu dân cư, trường học hay giao văn phòng phẩm cho các công ty. Từ đó bạn mới lựa chọn các mặt hàng phù hợp như bút, sổ, giấy, quà tặng,… Nếu bạn muốn kinh doanh nhiều thể loại thì hãy lựa chọn mỗi lĩnh vực một chút để đa dạng mặt hàng.

5. Không tính đến yếu tố hao mòn của sản phẩm
Với mặt hàng là văn phòng phẩm, bạn cần chú ý để yếu tố sản phẩm sẽ bị hao mòn, giảm chất lượng theo thời gian. Sản phẩm bị cũ, hàng khó bán, các sản phẩm mình không bán chạy… tiền vốn bị đọng lại ở những loại hàng này rất nhiều. Làm sao để xoay vòng vốn nhanh và tái đầu tư nhập các mặt hàng mới? Hãy mạnh dạn đổi trả lại hàng cho nhà cung cấp, hay nhà sản xuất khi mình không bán được mặt hàng đó.
Thị trường ngày càng cạnh tranh, các công ty sản xuất, nhà cung cấp đều khá cởi mở chính sách đổi trả hàng này. Lên danh sách các sản phẩm không bán được, xoay vòng đổi trả hàng càng nhiều càng tốt để bạn có thể nhập hàng mới và bán được hàng. Nếu công ty bào không có chính sách này mình nên ngưng hợp tác ngay từ đầu để tránh các rủi ro về sau.
Trên đây là những sai lầm quan trọng mà những ai mới kinh doanh mở văn phòng phẩm sẽ dễ mắc phải. Đây là những chia sẻ từ người có kinh nghiệm thực chiến đã làm trong lĩnh vực này. Thị trường kinh doanh ngành văn phòng phẩm rất cạnh tranh nhưng luôn có cơ hội cho những ai dám làm, dám dấn thân với nó. Hy vọng những điều này sẽ giúp ích cho các bạn có thêm góc nhìn, kinh nghiệp và tự tạo lợi thế cạnh tranh cho riêng bạn.
>> Bài viết có tham khảo từ video 5 sai lầm quan trọng khi mở cửa hàng văn phòng phẩm _ Lê Văn Ngọc: https://www.youtube.com/watch?v=55zhlbeF-jY