Sự thật về thế giới bản năng và nỗi sợ
Sự thật về thế giới cuốn sách giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về thế giới xung quanh để hiểu rằng mọi chuyện vẫn tốt đẹp hơn ta tường. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về cuốn sách, cùng tham khảo nhé.
Sự thật về thế giới tác giả là ai?
Sự Thật Về Thế Giới là cuốn sách được viết bởi Hans Rosling, một bác sĩ và giáo sư y khoa nổi tiếng thế giới. Ông đồng thời là cố vấn cho tổ chức Y tế thế giới và UNICEF, nhà sáng lập quỹ Gap Minder và nhóm bác sĩ không biên giới ở Thụy Điển.
Hans Rosling là cái tên quen thuộc trong những chương trình TedTalk. Vị bác sĩ này đã được tạp chí Times bình chọn là 1 trong 100 người có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
Factfulness – Sự Thật Về Thế Giới là cuốn sách cuối cùng ông viết trước khi qua đời vào năm 2017.
Nội dung sách Sự Thật Về Thế Giới
Khi nhìn về tổng thế tình hình thế giới, con người dường như có xu hướng đánh giá mọi thứ với cái nhìn tiêu cực. Chiến tranh, dịch bệnh, nghèo đói, bất bình đẳng giới,.. tuy không có con số chứng thực nhưng chúng ta ngày càng đặt nhiều câu hỏi và sự hoài nghi về một thế giới thực sự tiến bộ và văn minh.
Đứng trước những nỗi hoang mang không căn cứ của thế giới, cuốn sách Sự Thật Về Thế Giới được Hans Rosling viết ra nhằm đem đến một cái nhìn khách quan và khoa học về tình hình thế giới hiện nay. Liệu mọi thứ có thực sự tồi tệ như chúng ta vẫn thường suy đoán?
Cuốn sách Sự Thật Về Thế Giới trình bày 10 bản năng của con người. Đây là những bản năng khiến con người có những định kiến vô thức về cách thế giới đang vận hành. Mục đích cuối cùng mà cuốn sách này muốn hướng tới là truyền tải thông điệp “Cho dù nhân gian không hoàn hảo, nhưng vẫn tốt đẹp hơn nhiều so với những gì ta thường nghĩ.”
10 bản năng gây ảnh hưởng tới cách chúng ta nhìn thế giới
Chúng ta vô thức cho rằng xã hội bị phân hóa, trái đất bị hủy diệt, tình trạng chung đang xấu dần đi. Điều này không bắt nguồn từ những thống kê chi tiết mà xuất hiện do con người có những bản năng nhận thức sai lầm.
- Bản năng chia cắt (Lầm tưởng thế giới đang bị chia cắt thành 2 thái cực hoàn toàn khác nhau)
- Bản năng tiêu cực (Lầm tưởng thế giới đang ngày càng xấu đi)
- Bản năng đường thẳng (Lầm tưởng dân số thế giới đang ngày càng tăng)
- Bản năng sợ hãi (Sợ hãi những sự vật, sự việc không thực sự nguy hiểm)
- Bản năng trầm trọng hóa (Lầm tưởng những con số trước mắt là quan trọng nhất)
- Bản năng tạo khuôn mẫu (Lầm tưởng 1 ví dụ sẽ đúng với tất cả)
- Bản năng số phận (Lầm tưởng tất cả mọi việc đều đã được quyết định từ truóc)
- Bản năng đơn giản hóa (Lầm tưởng có thể hiểu thế giới chỉ từ một góc nhìn)
- Bản năng tìm kiếm tội phạm (Lầm tưởng cứ đổ được trách nhiệm cho ai đó là mọi việc sẽ được giải quyết)
- Bản năng hấp tấp, thiếu kiên nhân (Lầm tưởng bây giờ không quyết định ngay sẽ phải hối hận trong tương lai)
Thế giới có thực sự xấu dần đi?
Bằng những thống kê toàn diện và chi tiết, tác giả cho thấy tình hình thế giới đang có nhiều chuyển biến tích cực và đáng mừng hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ.
Ví dụ, “Bao nhiêu phần trăm dân số thế giới đang sống ở quốc gia có thu nhập thấp?” hay “Bao nhiêu phần trăm nữ giới đang sống ở những quốc gia có thu nhập thấp này đã tốt nghiệp tiểu học?”
Phần lớn chúng ta sẽ nghĩ rằng số lượng các quốc gia có thu nhập thấp là khá đáng kể, số nữ giới đã tốt nghiệp tiểu học thì hạn chế hơn. Tuy vậy, trên thế giới chỉ có 9% các quốc gia nằm trong diện có thu nhập thấp, và trên 60% số phụ nữ tại quốc gia này đã tốt nghiệp tiểu học.
Cuốn sách viết về điều gì?
Trong thế giới ngập tràn thông tin ngày nay, hàng ngày chúng ta tiếp nhận hàng loạt tin tức đến từ các nguồn khác nhau. Bao nhiêu trong số đó giúp cho chúng ta có được cái nhìn khách quan và đúng đắn về thế giới, về những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta? Trước những thông tin đó, chúng ta đang dùng lý trí hay bản năng để phân tích sự thật?
Sự thật về thế giới Hans Rosling, tác giả của cuốn sách, cho rằng hầu hết chúng ta đều dùng bản năng để tiếp nhận thông tin. Và điều đó dễ khiến cho chúng ta đi đến những kết luận sai lệch, và hậu quả là chúng ta không nhìn ra được bức tranh toàn cảnh và đưa ra những quyết định đúng đắn (hơn).
Xem thêm Sách dạy nấu ăn bổ ích cho các Chef
Chúng ta phải làm gì để hạn chế bản năng này?
Vậy phải làm thế nào để có thể tránh được cái “Bản năng chia cắt đó”? Tác giả khuyên chúng ta phải chú ý đến 3 điều sau:
So sánh bằng những con số trung binh
Trung bình một thông tin rất quan trọng và chứa nhiều gợi ý giúp con người có thể hiểu về bản chất của sự vật hay sự việc nào đó. Tuy nhiên, khi sử dụng nó cũng phải hết sức chú ý vì những yếu tố phân phối đang chưa được thể hiện ra. Ví dụ trong 1 bài kiểm tra, điểm trung bình của học sinh nam là 526, trong đó điểm trung bình của học sinh nữ là 496. Trong trường hợp này chúng ta sẽ dễ đưa ra những kết luận kiểu như “Điểm của học sinh nam cao hơn học sinh nữ”. Nhưng nếu phân tích chi tiết, có thể số điểm của các học sinh nam và nữ không chênh lệch nhau, sự chênh lệch của 2 cá nhân điểm cao nhất đã làm ảnh hưởng đến con số trung bình này.
Tránh so sánh những con số cực đại với cực tiểu
Theo nhiều thông tin trên báo chí, Brazil là nước có tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo lớn nhất hiện nay. 10% dân số được gọi là giàu đó đang chiếm 41% thu nhập trên toàn quốc. Các phương tiện truyền thông cũng hay sử dụng những con số này để nói về những người nghèo ở Brazil. Tuy nhiên, trên thực tế đại đa số người dân Brazil đã thoát ra khỏi cuộc sống nghèo khổ, phần đông trong số họ đang sống ở mức Level 3. Họ có đủ tiền để mua xe máy, kính mắt và cho con đi học đến hết cấp 3. Những người được gọi là nghèo, không đủ tiền ăn, quần áo mặc gần như là không có.
Không “nhìn từ trên xuống”
Sự thật về thế giới phần lớn những bạn đang đọc bài biết này đều đang ở Level 3 hoặc 4 đúng không? Các bạn liệu có đang nghĩ những người ở level 1 đến level 2 đang có những cuộc sống thật vất vả hay không? Trên thực tế, những người đang sống ở level thấp hơn đang có cuộc sống không quá khổ cực như các bạn đang nghĩ.
Qua bài viết trên Atpbook.vn đây đã cung cấp các thông tin về sự thật về thế giới bản năng và nỗi sợ. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( depthoffeelings.wordpress.com, revisach.com, … )