Đọc Vị Tâm Lý Hành Vi Của Giới Giàu Và Siêu Giàu

Weight 400 g
Mã hàng: APB2812CC

299.000 278.000

Còn hàng

Cuốn sách nhằm mục đích lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu về sự giàu có, mối tương quan giữa các đặc điểm tính cách cụ thể và sự thành công của doanh nhân. Tác giả đã thực hiện 45 cuộc phỏng vấn với những cá nhân có giá trị tài sản ròng từ 10 triệu đến 30 triệu EUR ở nhóm thấp nhất, lên đến hàng trăm triệu, thậm chí vài tỉ EUR ở nhóm cao nhất.

Còn hàng
Mua sách trên nền tảng khác:
Yêu thích
Yêu thích
Yêu thích
Yêu thích
ƯU ĐÃI HẤP DẪN
  • ATPB50K NHẬP MÃ NHẬN NGAY 50K
  • GIAO HÀNG HOẢ TỐC 2H (TP.HCM)
  • HỖ TRỢ SHIPCOD
  • HỖ TRỢ ĐỔI TRẢ

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Đọc Vị Tâm Lý Hành Vi Của Giới Giàu Và Siêu Giàu”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Description

Thông Tin Chi Tiết

Công ty phát hành Alpha Books
Năm xuất bản 2022
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 450
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Công Thương

Đọc Vị Tâm Lý Hành Vi Của Giới Giàu Và Giới Siêu Giàu

Cuốn sách nhằm mục đích lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu về sự giàu có, mối tương quan giữa các đặc điểm tính cách cụ thể và sự thành công của doanh nhân. Tác giả đã thực hiện 45 cuộc phỏng vấn với những cá nhân có giá trị tài sản ròng từ 10 triệu đến 30 triệu EUR ở nhóm thấp nhất, lên đến hàng trăm triệu, thậm chí vài tỉ EUR ở nhóm cao nhất.

Phần A của cuốn sách, trong đó trình bày chi tiết tình hình nghiên cứu học thuật hiện nay trong lĩnh vực này, sẽ giúp người đọc hiểu được cách xây dựng các câu hỏi cho cuộc phỏng vấn. Phần này vạch ra những khoảng trống đang tồn tại trong việc nghiên cứu, xây dựng các câu hỏi và mô tả phương pháp nghiên cứu.

Chương 1 bàn tới thực trạng nghiên cứu học thuật về sự giàu có, tổng hợp lại những phát hiện quan trọng nhất và vạch ra những lỗ hổng trong nghiên cứu.

Chương 2 đánh giá cách sử dụng và định nghĩa của thuật ngữ “giới tinh hoa kinh tế” trong nhiều nghiên cứu về giới tinh hoa. Những nghiên cứu trước đây về giới tinh hoa kinh tế đã quá chú trọng vào các thành viên điều hành được tuyển dụng vào các vị trí lãnh đạo trong khi gần như hoàn toàn bỏ qua các doanh nhân độc lập và các nhà đầu tư. Có những lí do chính đáng để chia tầng lớp tinh hoa kinh tế thành hai nhóm. Chính những người giàu có kiệt xuất, một phân nhóm riêng biệt trong giới tinh hoa kinh tế, là chủ đề của tác phẩm này.

Chương 3 mô tả thực trạng của nghiên cứu tinh thần doanh chủ. Ngay từ đầu thế kỉ XX, các tác giả khám phá hiện tượng khởi nghiệp, nổi bật nhất là Werner Sombart và Joseph Schumpeter, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề tâm lý. Ngày nay, các nghiên cứu về tâm lý của doanh nhân, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, rất đa dạng và sẽ được thảo luận trong mục 3.2. Phần này tập trung vào những phát hiện quan trọng của nghiên cứu về tính cách các doanh nhân.

Chương 4 đề cập đến kinh tế học hành vi và các thuyết học tập, trong chừng mực chúng có liên quan đến thành công của doanh nhân. Chúng bao gồm cả học tập “chủ động” và “vô thức”. Học tập vô thức, nền tảng của “tri thức ẩn”, đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nhân, như các nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra và điều đó cũng được khẳng định rõ ràng qua cuộc phỏng vấn với các UHNWI được trình bày trong cuốn sách này.

Chương 5 xem xét vai trò của cơ hội hoặc “may rủi”. Cả hai yếu tố này thường được các cá nhân thành công đề cập đến, và có những nghiên cứu cho rằng chúng có vai trò lớn hơn nhiều so với thực tế thấy được từ cuốn sách này. Liệu có những nguyên nhân nào về mặt xã hội và tâm lý để lí giải việc những người thành công thường nhấn mạnh vào may rủi hay cơ hội?

Chương 6 xem xét các lí thuyết về tính cách, đặc biệt tập trung vào những đặc điểm tính cách theo thuyết Năm Nhân tố. Chương này cũng thảo luận về lí do vì sao trong các cuộc phỏng vấn, tác giả lại khám phá những đặc điểm khác ngoài những đặc điểm mà lí thuyết Năm Nhân tố đã xác định, chẳng hạn như xu hướng rủi ro.

Chương 7 tập trung vào phương pháp luận. Đầu tiên, chương này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các phương pháp tiếp cận có thể có đối với phỏng vấn định tính, tiếp theo là giải thích về việc lựa chọn phỏng vấn có định hướng làm mô hình phù hợp nhất cho nghiên cứu này. Ngoài ra, vấn đề về khuynh hướng phản ứng theo mong đợi của xã hội như đã đề cập ở trên, thường được đánh giá thấp trong các nghiên cứu về doanh nhân và giới tinh hoa, cũng sẽ được thảo luận cụ thể.

Cuối cùng, Phần B đưa ra đánh giá về 45 cuộc phỏng vấn với các UHNWI. Nội dung bao quát này được sắp xếp theo chủ đề. Các câu trả lời nguyên văn của đối tượng phỏng vấn được trình bày đầy đủ, bởi vì một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu này là truyền tải lại nguyên vẹn quan điểm của những đối tượng phỏng vấn, đồng thời có được cái nhìn chân thực nhất có thể về cách tư duy và khuôn mẫu hành vi của họ.

Additional information

Weight 400 g