Không có bữa ăn nào miễn phí đánh giá cảm nhận
Không có bữa ăn nào miễn phí nếu bạn muốn thành công thì bạn phải hi sinh, nếu bạn muốn hạnh phúc thì bạn phải đấu tranh. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về cuốn sách không có bữa ăn nào miễn phí, cùng tham khảo nhé.
Không có bữa ăn nào miễn phí tác giả cuốn sách là ai?
Sách Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí là tác phẩm của giảng viên, doanh nhân, nhà phân tích kinh tế Alan Phan (tên thật là Phan Việt Ái). Ông nổi danh vì là người Việt đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ. Vào cuối những năm 1990, tập đoàn Harcourt của ông từng có thị giá 670 triệu USD.
Sự nghiệp kinh doanh của Alan Phan có thể so sánh với một bộ phim dài tập với diễn biến bất ngờ bởi cuộc đời ông đã dành hơn 40 năm bôn ba nước ngoài làm kinh doanh. Không ít lần ông mất trắng khối tài sản lên tới vài trăm triệu đô, nhưng lại đứng lên xây dựng từ đầu. Alan Phan đến gần hơn với bạn đọc Việt Nam qua những bài phân tích về kinh tế, văn hóa, xã hội trên trang blog Góc Nhìn Alan của mình.
Nội dung cuốn Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí
Phần 1: Căn bản đạo đức
Theo cuốn Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí, lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất trong nền kinh tế của các công ty nói riêng và các quốc gia nói chung không phải bất động sản, số nhân viên, máy móc, nhà xưởng mà là “tài sản mềm”.
Tài sản mềm không đong đếm bằng số lượng. Đối với con người, đó là sự năng động, sáng tạo. Đối với đất nước, đó là thương hiệu quốc gia. Trong một xã hội, đó là nền văn hóa mà con người tạo dựng. Tài sản mềm xuất hiện trong mọi lĩnh vực, đó là tiềm năng, là bước đà để cả dân tộc có thể tạo cú hích thay đổi hiện tại.
Để chúng ta “sánh vai với các cường quốc năm châu”, chúng ta cần thay đổi những thói quen và định kiến thủ cựu. Người dân thì chủ động hơn trong lĩnh hội tri thức, chính phủ cũng cần tạo hành lang thuận lợi cho người dân làm ăn bằng cách điều chỉnh thuế khóa và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Phần 2: Vấn nạn kinh tế – xã hội
Trong phần này, sách Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí đặt ra những câu hỏi cho nền kinh tế Việt Nam, về mô hình kinh doanh, về ban quản trị, kế hoạch tiếp thị hay hiệu quả tài chính,…
Alan Phan chỉ ra hai điểm yếu chết người của doanh nghiệp Việt Nam. Đó là khả năng quản trị tài chính và rủi ro về đạo đức, kỷ cương. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải tìm ra giải pháp cho các nhu cầu quản trị tài chính và đặt ra tầm nhìn trung/dài hạn để cân bằng giữa lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.
Trong bài “Lạm phát các mác thành đạt”, tác giả chỉ ra thực trạng nhiều doanh nghiệp vội vàng đầu tư đa ngành mà không tập trung chấn chỉnh doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu bền vững. Dù bài viết trong cuốn Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí ra đời cách đây khá lâu nhưng vẫn có giá trị thực tế ở thời điểm hiện tại.
Phần 3: Tư duy về giải pháp
Bài đầu tiên của phần 3 có tựa “Hãy để chúng chết đi”. Theo tác giả, khi doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào khủng hoảng, giải pháp lúc đó là hãy tuân theo quy luật tự nhiên. Khi bị đẩy vào đường cùng, doanh nghiệp sẽ huy động hết khả năng sáng tạo và tự đẩy mình lên phía trước.
“Thực ra, các thành phần kinh tế của mọi quốc gia giống như lũ trẻ. Họ thích tạo những quấy phá ồn ào để nhận những ban phát “miễn phí” từ các nguồn lực tài chính hay hành chính. Khi họ biết chắc chắn rằng những ân huệ này sẽ không đến, họ sẽ phải chịu đựng và tìm giải pháp khác, sáng tạo từ trí óc, con tim và ý chí.”
Phần này cũng phân tích các cơ hội làm giàu, đó là các thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng, các giải pháp tiếp cận nguồn vốn, những liên tưởng giữa cờ bạc và làm giàu,..
Tóm lại, theo cuốn Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí, cơ hội làm giàu và tiếp cận nguồn vốn có ở khắp nơi. Các cơ hội kinh doanh luôn tồn tại, điều quan trọng là chúng ta phải có động lực, lòng tham, ngọn lửa trong người; phải biết lợi thế cạnh tranh của mình là gì; phải tích lũy kinh nghiệm, quan hệ, kiến thức; đương nhiên là cả một sức khỏe tốt để đối phó với áp lực phát sinh từ công việc.
Phần 4: Góc nhỏ bình yên
Bỏ lại sau lưng sóng gió thương trường, tác giả Alan vẫn không quên nhắc nhở chúng ta tận hưởng những vẻ đẹp của hiện tại. Là một Việt kiều với hơn 40 năm xứ người, ông vẫn không quên những tháng ngày tuổi thơ ở Việt nam, những tháng năm hạnh phúc là tiền đề để vươn ra biển lớn và thành công ở xứ người.
Phần cuối sách là suy tư của tác giả về tiền bạc, của cải và cả những “phúc lộc không tiền”. Những bài học về cho và nhận cũng được tác giả chia sẻ rất chân thành.
Không có bữa ăn nào miễn phí một đại gia Mỹ có nói: “We work to make a living. We give to make a life”. Hiểu theo nghĩa bóng, chúng ta phải “nhận” để sống còn, nhưng chúng ta phải “cho” để tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa hơn cho mình.
Cảm nhận từ độc giả
Độc giả Trương Mạnh Hùng nhận xét
– Sản phẩm này có dễ dùng không ?. Phải làm thế nào bây giờ?
Giao hàng đúng thời hạn và sách nội dung rất hay phù hợp với nhiều lứa tuổi
Độc giả lunkute196 nhận xét về tác phẩm
Các câu hỏi thường gặp về sản phẩm:. Đừng vội vàng trước khi đưa ra quyết định.
Mình đọc 2 cuốn này trên web của bác alan phan rồi, thẩy hay nên mua ủng hộ tác giả. Văn phong của bác đọc nghe thấy dễ truyền cảm hứng quá. Mặc dù cũng đề tài nhưng với phong cách viết pha lối châm biếm không lẫn vào đâu được. Tuy bác đã mất cách đây không lâu, nhưng người ta vẫn nghĩ về bác tức là bác vẫn còn sống trong lòng mỗi người chúng ta. Mình thì lướt web nhiều nhưng ít khi bình luận trên web cũng như nhận xét, xét nét về một con người nào đó.
Tuy nhiên đôi khi cũng dành chút thời gian bình luận vài câu cho các bạn sau này đang có dự định mua sách, đang đắn đo suy nghĩ khi không biết có nên mua không thì hãy vào website gocnhinalanphan.com vào mục “KHU VƯỜN CỦA ALAN PHAN” hay vào fanpage của bác để đọc, nếu thấy văn phong phù hợp thì hãy mua.
// định ghi thêm vài dòng vê dịch vụ giao hàng của tiki mà thôi làm biếng type quá.
Độc giả Hồ Thị Thu Thủy nhận xét về tác phẩm Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí (Tái Bản 2016)
– Chế độ bảo hành cùng cách thức vận chuyển sản phẩm này thế nào?. Đừng lãng phí những ngày đẹp trời.
Đọc sách mới thấy tác giả là người có tâm. Có tâm với đất nước, với tuổi trẻ. Tâm của một người có bản lĩnh, luôn học hỏi và không ngừng suy nghĩ. Tinh tế trong cách nhìn, cách nghĩ, cách nói. Chẳng hạn, “lối đánh du kích” trong chiến tranh, Ông đã liên hệ về “tư duy du kích” trong làm kinh tế của người Việt.
Cả cuốn sách như là sự trăn trở….Đó là những câu hỏi: Lợi thế cạnh tranh của nền KT Việt Nam là gì? Nhân tố con người của nước ta “thừa gì”, “thiếu gì”…? Không chỉ thế, cuốn sách còn đề ra giải pháp mang tính vĩ mô (dành cho những người lãnh đạo), vi mô (dành cho bản thân từng người,rèn luyện từ những hành động nhỏ nhất)…
Đọc cuốn sách “Không có bữa ăn nào miễn phí” lại nhận ra rằng bản thân mình còn quá yếu kém, cần phải thay đổi lối tư duy “lối mòn”.
Độc giả An Nguyen nhận xét về tác phẩm
– Kích thước sản phẩm này ?. Muốn nó hay thì phải làm sao nhỉ?
Không có bữa ăn nào miễn phí tôi biết nhà văn Alan Phan từ cuốn Một tư duy khác về kinh tế và xã hội Việt Nam khi đang tìm hiểu nền kinh tế Việt Nam ra sao. Sau này thấy tiki cũng có sách của tác giả Alan Phan Đừng hoang tưởng biển lớn và Góc nhìn kinh tế, nên tôi đã đặt mua thêm. Thật không ngờ có thêm cuốn này nữa. Tôi rất thích đọc sách của ông. Ông đã đúc kết rất nhiểu kinh nghiệm cũng như chia sẽ cho người đọc những điều lí thú. Những mẩu chuyện trong sách tuy ngắn nhưng trọn vẹn ý diễn tải và truyền đạt. Thật đáng tiếc nhà văn không còn nữa nhưng mong rằng tác phẩm của ông góp phần cho những người kinh doanh hiểu rõ hơn sự vận hành kinh tế khi áp dụng.
Qua bài viết trên Atpbook.vn đây đã cung cấp các thông tin về không có bữa ăn nào miễn phí đánh giá cảm nhận. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( luongvu245.blogspot.com, www.goodreads.com … )